Hằng năm luôn có những bộ phim cách mạng Việt Nam tái hiện lại những năm tháng hào hùng của quân và dân ta. Dù trước đó đã có một số thước phim tài liệu ghi lại những hình ảnh chân thực của cuộc chiến thì cho đến những năm 1955 – 1965, khi nhiều cơ quan hoạt động điện ảnh ra đời đã tạo nền tảng cho việc phát triển các bộ phim cách mạng Việt Nam, trải dài từ thời kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, những năm đầu hoà bình và cho đến tận ngày nay. Dưới đây là tổng hợp một số bộ phim lịch sử, phim cách mạng Việt Nam nổi bật qua các thời kỳ:
Phim cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954):
Tổ Quốc Tiếng Gà Trưa (1999)
- Đạo diễn: Nguyễn Huy Thành
- Hoàng Sơn, Sao Mai, Đặng Minh Quang

Bộ phim tái hiện lại những năm tháng hào hùng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng khi còn là anh lính thuỷ trên chiến hạm France của Pháp. Vào một buổi trưa trên ban công một ngôi nhà trong ngõ hẹp ở quân cảng Toulouse, lúc này Tôn Đức Thắng đã bị đuổi ra khỏi lực lượng hải quân vì tội kéo cờ tham gia phản chiến, tiếng gà trưa chợt khiến anh bồi hồi nhớ về Tổ Quốc và cũng là khởi đầu cho cuộc đời cách mạng, những năm tháng bị tù đày trên Côn Đảo của người anh hùng.
Đến Hẹn Lại Lên (1974)
- Đạo diễn: Trần Vũ
- Diễn viên: Như Quỳnh, Vũ Tự Lẫm, Cao Khương

Phim lấy bối cảnh tại một làng quan họ Bắc Ninh trước năm 1945, khi Nết (Như Quỳnh) gặp Chi (Vũ Tự Lẫm) lần đầu trong ngày hội Lim. Cả hai cảm mến nhau và trao cho nhau vật đính ước nhưng vì nhà quá nghèo mà họ chưa thể nên duyên vợ chồng.
Cũng trong ngày hội ấy, Bình (Cao Khương) con trai nhà trọc phú cũng phải lòng Nết và tìm cách dồn ép gia đình Nết phải kết hôn với mình. Hắn còn vu khống Chi làm cộng sản khiến anh bị bắt giải đi nơi khác. Ngày cưới cũng là ngày mẹ Nết qua đời, cô quyết định theo cách mạng và cuộc đời dần thay đổi. 20 năm sau Nết và Chi gặp lại tại một vùng chiến ở Trường Sơn.
Tuổi Thơ Dữ Dội (1989)
- Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
- Lê Công Tuấn Anh, Vũ Thanh Bình, Nguyễn Hoàng Anh

Phim lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp những năm 1945, kể về những chiến sĩ thiếu niên ở độ tuổi 13, 14 thuộc hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của Trung đoàn Trần Cao Vân. Bao gồm các nhân vật như Lượm Sứt, Quỳnh Sơn Ca, Mừng, Bồng Da rắn, Tư Dát, Vịnh Sưa… họ là những người lính trẻ tràn đầy nhiệt huyết đã chiến đấu và sự hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.
Chị Tư Hậu (1962)
- Đạo diễn: Phạm Kỳ Nam
- Diễn viên: Trà Giang, Trần Phương, Nguyễn Văn Của

Phim được chuyển thể từ tác phẩm Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viên của nhà văn Bùi Đức Ái, kể về hành trình trở thành nữ anh hùng của một người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp trước năm 1950.
Trong một trận càn của giặc, chị Tư Hậu (Trà Giang) bị cưỡng hiếp. Nỗi đau khiến chị suýt tự tử nếu không có tiếng khóc xe lòng của đứa con nhỏ khát sữa. Vượt qua nỗi đau đó, cả những bất hạnh khi chồng hi sinh, con bị giặt bắt… chị trở thành một nữ chiến sĩ cách mạng lãnh đạo nhân dân vùng chiến chống giặc.
Con Chim Vành Khuyên (1962)
- Đạo diễn: Nguyễn Văn Thông
- Diễn viên: Tư Bửu, Tố Uyên

Phim lấy bối cảnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tại một dòng sông vắng vùng địch hậu (vùng bị địch kiểm soát nhưng lực lượng cách mạng cũng hoạt động đấu tranh giành lại quyền kiểm soát). Hai cha con bé Nga (Tư Bửu, Tố Uyên) làm nghề chài lưới sống qua ngày, đồng thời làm nhiệm vụ bí mật chở các bộ qua sông.
Tuy nhiên một ngày nọ giặc Pháp phát hiện điều này và chúng bắt cha con Nga để lừa quân cách mạng. Trong tình huống cấp bách, Nga đã dũng cảm tìm cách báo tin cho quân mình. Dù phải hi sinh nhưng cô bé đã ngăn được âm mưu của địch, thả tự do cho chú chim vành khuyên thân thiết trở về bầu trời.
Đào, Phở, Và Piano (2024)
- Đạo diễn: Phi Tiến Sơn
- Diễn viên: Doãn Quốc Đam, Cao Thị Thuỳ Linh, Trần Lực, Tuấn Hưng

Lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947, những ngày cuối cùng của cuộc chiến trước khi quân Việt Minh rút lui lên Việt Bắc.
Tại một chiến luỹ bên trong Hà Nội, các quân dân tự vệ và những người dân còn sót lại bao gồm Doãn Quốc Đam (chiến sĩ tự vệ), Thùy Linh (tiểu thư Hà thành), NSƯT Trần Lực (ông họa sĩ già), Thiện Hùng (chú bé đánh giày), ca sĩ Tuấn Hưng (ông Phán), NSND Trung Hiếu (cha xứ), nghệ sĩ Anh Tuấn (ông bán phở)… đã chiến đấu để bảo vệ những điều nhỏ bé nhất và thể hiện tinh thần bài trừ chiến tranh theo cách riêng của mình.
Sao Tháng 8 (1976)
- Đạo diễn: NSND Trần Đắc
- Diễn viên: Thanh Tú, Dũng Nhi, Đức Hoàn

Phim lấy bối cảnh giữa 1945, thời điểm Pháp rút khỏi Đông Dương khi quân đội pháp xít Nhật bắt đầu kiểm soát khu vực này. Xã hội miền Bắc bị phân cực sâu sắc khi người dân đối mặt với nạn đói thê thảm thì các quan chức và địa chủ lại sống xa hoa, phè phỡn và nịnh nọt quân đoàn Nhật.
Nhu (Thanh Tú) là một nữ sinh Đồng Khánh sớm làm cách mạng, vừa là công nhân nhà máy điện vừa giúp tuyên truyền trong lúc bụng mang dạ chửa. Còn Kiên (Dũng Nhi) là con một gia đình tri thức danh giá bậc nhất Hà Nội. Chị của anh là Kiều Trinh, người cố gắng giao du và lấy lòng cả chính quyền Pháp và Nhật.
Khi cán bộ Việt Minh tổ chức những đợt tấn công vào kho thóc của các quan lại địa chủ để giải quyết nạn đói thì Kiên bị bắn chết. Khi Nhật thất bại ở chiến trường Thái Bình Dương chúng cũng bắt đầu thất thế ở Đông Dương. Cuối cùng cờ giặc cũng bị hạ xuống để nhường chỗ cho cờ đỏ sao vàng.
Chung Một Dòng Sông (1959)
- Đạo diễn: Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Kỳ Nam
- Diễn viên: Phi Nga, Mạnh Linh

Hoài (Phi Nga) và Vận (Mạnh Linh) là một cặp đôi yêu nhau từ thời kháng chiến chống Pháp. Vận là chiến sĩ du kích, còn Hoài là người thường chở anh và những du kích khác qua sông. Khi Hiệp định Genève 1954 được kỳ kết thì đất nước cũng bị chia cắt hai miền Nam – Bắc bởi dòng sông Bến Hải. Vì điều này mà đám cưới của Hoài và Vận cũng không thành, đối trai gái bị chia cắt.
Trong khi miền Bắc hoà bình thì miền Nam vẫn phải đối mặt với chính quyền Mỹ Nguỵ. Dù Hoài đã thành công vượt tuyến sang miền Bắc để gặp người yêu nhưng cuối cùng cô vẫn lựa chọn quay lại miền Nam cùng gia đình và dân làng chiến đấu. Hạnh phúc của đôi trẻ từ đó gắn liền với vận mệnh của dân tộc.
Người Chiến Sĩ Trẻ (1964)
- Đạo diễn: Hải Ninh và Nguyễn Đức Hinh
- Diễn viên: Hồng Đức, Sĩ Cừ, Minh Đức

Phim lấy bối cảnh miền Bắc Việt Nam những năm 1950, khi ba nước Đông Dương liên hiệp chống lại thực dân Pháp xâm lược. Câu chuyện xoay quanh nhân vật dựa trên hình tượng Cù Chính Lan (một trong 7 anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Việt Nam), dù được giao nhiệm vụ bếp núc trong đơn vị nhưng anh cũng tự mình học cách sử dụng các loại vũ khí. Trong một trận chiến quân đội Pháp dùng xe tăng để đảo ngược tình thế, Cù Chính Lan đã dùng lựu đạn tự chế để phá xe tăng địch.
Hoa Ban Đỏ (1994)
- Đạo diễn: Bạch Diệp
- Diễn viên: Trần Lực, Thu Hà

Lấy bối cảnh những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ khiến thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh mối tình mới chớm nở giữa Tiểu đoàn trưởng Phương (Trần Lực) và cô ý tá Tấm (Thu Hà). Phương bị trọng thương trong một trận chiến và phải điều trị tại bệnh viện quân y. Ở đây anh gặp Tấm người chăm sóc vết thương của anh và cũng là một người bạn đồng hương. Khi vết thương lành, Phương tạm biệt Tấm để trở lại đơn vị. Cuộc chia tay của họ diễn ra tại một cánh rừng hoa ban nở rộ và Tấm biết rằng mình đã yêu Phương.
Phim cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975)
Vĩ Tuyến 17 Ngày Và Đêm (1973)
- Đạo diễn: Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ
- Diễn viên: Trà Giang, Lâm Tới, Đoàn Dũng

Phim lấy bối cảnh sau hiệp định Genève 1954, hai miền Nam Bắc bị chia cắt bởi sông Bến Hải. Hầu hết các gia đình đều có người thân sống dưới hai chế độ khác nhàu và cả chị Dịu (Trà Giang) cũng vậy. Chồng chị tập kết ra Bắc, còn chị thì ở lại bờ Nam giữ chức Bí thư chi bộ Xã. Vừa phải chăm lo gia đình, vừa lãnh đạo nhân dân chống lại sự đàn áp của địch, khiến chị nhiều lần bị đưa vào tù nhưng dù vậy chị vẫn kiên cường đối mặt với tất cả.
Áo Lụa Hà Đông (2006)
- Đạo diễn: Lưu Huỳnh
- Diễn viên: Trương Ngọc Ánh, NSND Quốc Khánh, NSND Việt Anh

Phim lấy bối cảnh trước năm 1954 tại Hà Đông khi cuộc kháng chiến chống Pháp dần kết thúc. Khi người dân nổi dậy lật đổ các địa chủ và chính quyền cũ, thì Dần (Trương Ngọc Ánh) và Gù (Quốc Khánh) quyết định vào Nam để thoát khỏi kiếp tôi tớ. Hành trang của hai vợ chồng quý giá nhất chính là chiếc áo dài bằng lụa Hà Đông mà Gù tặng vợ lúc cưới.
Cả hai vợ chồng chọn Hội An là điểm dừng chân vì Dần hạ sinh con gái ở vùng đất này. Cả gia đình cùng nhau thích nghi với cuộc sống mới, dù khó khăn và cũng có lúc tủi nhục nhưng gia đình họ vẫn hạnh phúc. Tuy nhiên khi bom rơi lần nữa trên mảnh đất Việt Nam, gia đình Dần cũng phải chịu cảnh mất mát, chia ly.
Ván Bài Lật Ngửa (1982 – 1987)
- Đạo diễn: Khôi Nguyên
- Diễn viên: Nguyễn Chánh Tín, Thuý An, Thanh Lan, Lý Hùng, Lê Cung Bắc

Bộ phim có thời lượng dài 8 tập, chuyển thể từ tiểu thuyết Giữa Biển Giáo Rừng Gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Kể câu chuyện về quãng thời gian hoạt động của nhà tình báo Nguyễn Thành Luân (dựa trên cuộc đời có thật của anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo).
Bối cảnh trong chuyện trải dài từ năm 1954, sau Hiệp định Genève, các cán bộ Việt Minh đều phải tập kết ra Bắc, nhưng cũng có nhiều nhân vật bí mật ở lại để hoạt động tình báo. Nguyễn Thành Luân là một trong số đó. Anh là một kỹ sư tài năng rời vùng kháng chiến vào thành để hoạt động tình báo cho đến năm 1965 khi Việt Nam Cộng Hoà bị sụp đổ.
Cuộc Chiến Đấu Vẫn Còn Tiếp Diễn (1966)
- Đạo diễn: Nguyễn Khắc Lợi
- Diễn viên: Trà Giang, Lâm Tới, Sỹ Minh, Lưu Xuân Thư, Mai Châu

Phim lấy bối cảnh sau Hiệp định Genève, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc, tuy nhiên chúng vẫn âm thầm cài những tên gián điệp ở lại để điều tra tình hình quân cách mạng nhằm tìm cách lật đổ. Trong bối cảnh đó, các chiến sĩ và cán bộ quân dân ta đã có những cuộc đấu trí căng thẳng để lật tẩy âm mưu của giặc.
Cánh Đồng Hoang (1979)
- Đạo diễn: Nguyễn Hồng Sến
- Diễn viên: NSND Lâm Tới, Thuý An, Nguyễn Văn Thuận, Robert Hải

Phim lấy bối cảnh vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Tại một căn chòi nhỏ giữa dòng sông, cặp vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ sống ở đó và làm nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Họ vừa lo toan cuộc sống hằng ngày vừa ẩn nấp và chiến đấu những cuộc quần thảo bằng trực thăng của địch. Khi chồng hi sinh, người vợ đã tìm cách bắn hạ chiếc trực thăng nhằm trả thù cho chồng mình.
Nổi Gió (1966)
- Đạo diễn: Huy Thành và Lê Bá Huyến
- Diễn viên: Thuỵ Vân, Thế Anh, Văn Hoà

Bộ phim kể câu chuyện về hai chị em trong một gia đình nhưng lại lựa chọn theo hai bên chính trị đối lập nhau. Người chị là Vân (Thuỵ Vân) theo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, trong khi em trai Phương (Thế Anh) đã trở thành trung uý quân Việt Nam Cộng hoà. Chưa kịp vui khi gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách, Vân đành đuổi em trai mình khỏi nhà khi biết cậu làm việc cho giặc.
Sau đó vì hoạt động cách mạng, Vân bị bắt vào trại tập trung và khi con trai mình bị giết, Vân quá đau khổ khiến mọi người nghĩ rằng cô đã phát điên. Lợi dụng điều đó, Vân dễ dàng hoạt động chính trị trong tù. Sau khi được thả ra, Vân đã thuyết phục em trai và những người lính Việt Nam Cộng hoà khác thay đổi chiến tuyến, đấu tranh cho độc lập, hoà bình.
Mẹ Vắng Nhà (1979)
- Đạo diễn: NSND Nguyễn Khánh Dư
- Diễn viên: NSƯT Ngọc Thu, Vân Dung, Thu Hằng, Hồng Duyên, Hồng Phương

Phim kể về cuộc sống của chị Út Tịch (Vân Dung) và 5 đứa con thơ trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ khốc liệt nhất. Út Tịch làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Do đó Bé (NSƯT Ngọc Thu), cô chị lớn nhất trong 5 đứa con dù mới 10 tuổi đã cố gắng thay mẹ chăm sóc các em mình.
Đường Thư (2005)
- Đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng
- Diễn viên: Quốc Tuấn, Tuấn Tú, Lưu Hà

Lấy bối cảnh năm 1967 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn đang diễn ra, hai chiến sĩ Tân (Quốc Tuấn) dày dạn kinh nghiệm trận mạc, cùng An (Tuấn Tú) một lính mới làm nhiệm vụ quân bưu mặt trận, vận chuyển các công văn khẩn giữa những chiến trường ác liệt. Khi đưa tin đến một đơn vị quân giải phóng đang bị địch bao vây ở cao điểm 861, cả hai phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm để đến được nơi nếu không cả đơn vị này có nguy cơ bị tiêu diệt.
Ngã Ba Đồng Lộc (1997)
- Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh
- Diễn viên: Trần Thị Huế, Thuý Hường, Vân Anh, Sao Chi, Lê Thị Thuận…

Phim lấy bối cảnh tại Ngã ba Đồng Lộc những năm 1968, một trong những điểm giao thông quan trọng của quân đội cách mạng và cũng là “toạ độ chết” được quân Mỹ tập trung nhiều máy bay thả bom. Ở đó có Tiểu đội 4, Đại đội 552 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24, nhận nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom, sửa đường thông xe. Vào một ngày như mọi ngày họ làm công việc của mình mà không ngờ một trận bom bất ngờ đã khiến tất cả hi sinh anh dũng.
Biệt Động Sài Gòn (1986)
- Đạo diễn: Long Vân
- Diễn viên: Quang Thái, Hà Xuyên, Thanh Loan, Bùi Cường, Thương Tín…

Bộ phim truyền hình bao gồm 4 tập, lấy bối cảnh cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Bộ phim tái hiện lại những chiến công của Lực lượng Đặc công Quân Giải phóng miền Nam, còn gọi là Biệt động Sài Gòn, nhưng chiến sĩ tình báo trong lòng địch.
Phim xoay quanh “trùm tình báo” Tư Chung (Quang Thái), mật hiệu F8 và chiến sĩ Ngọc Mai (Hà Xuyên), mật hiệu Z20, cùng đóng giả là hai vợ chồng hãng sơn Đông Á. Cùng những chiến sĩ tình báo khác hoạt động năng nổ trong nội thành Sài Gòn, tiếp xúc với nhiều tướng tá quân đội địch để khai thác thông tin, góp phần cho cuộc nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Hà Nội 12 Ngày Đêm (2002)
- Đạo diễn: Bùi Đình Hạc
- Diễn viên: Quốc Tuấn, Hoàng Nhật Mai, Xuân Tùng, NSƯT Chiều Xuân, Mai Thu Huyền

Lấy bối cảnh tháng 12 năm 1972, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Linebacker II, sử dụng máy bay Boeing B-52 ném bom Hà Nội. Người dân thủ đô được kêu gọi di tản đến nơi khác an toàn, tuy nhiên một số người đã chọn ở lại cùng các chiến sĩ. Cũng trong cuộc chiến này lực lượng phòng thủ Hà Nội đã bắn hạ tổng cộng 15 chiếc B-52, khiến Mỹ và toàn thế giới chấn động.
Em Bé Hà Nội (1974)
- Đạo diễn: Hải Ninh
- Diễn viên: Nguyễn Phúc Lưu Lan Hương, Thế Anh, Trà Giang

Lấy bối cảnh Hà Nội năm 1972, Ngọc Hà (Nguyễn Phúc Lưu Lan Hương) cùng rất nhiều người dân khác quay trở lại thành phố sau thời gian dài sơ tán vì chiến tranh. Cô bé gặp một sĩ quan tên lửa (Thế Anh) để hỏi tình hình của bố mình trong quân đội nhưng được biết bố em không ở đây. Khi đi qua những dãy phố bị bom đạn phá huỷ, Ngọc Hà hồi tưởng lại những ngày hạnh phúc khi ở cùng gia đình và chiến đấu cho tổ quốc.
Mùa Nước Nổi (1986)
- Đạo diễn: Hồng Sến
- Diễn viên: Thúy An, Quốc Hùng, Năm Sa Đéc

Phim lấy bối cảnh miền Tây, trên những cánh đồng mênh mông giữa mùa nước nổi. Ở đó những người nông dân, những chiến sĩ mặt trận giải phóng miền Nam với tinh thần bất khuất, vượt qua khó khăn của điều kiện địa hình, thời tiết bất lợi để chiến thắng quân giặc.
Mùa Gió Chướng (1978)
- Đạo diễn: Hồng Sến
- Diễn viên: Lý Huỳnh, Thuỳ Liên, Nguyễn Phúc, Minh Đáng, Thuý An…

Câu chuyện kể về hai chiến sĩ quân giải phóng là Châu (Nguyễn Phúc) và Năm Bờ (Minh Đáng), được cử về công tác tại một địa phương ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây các chiến sĩ trẻ nảy sinh tình cảm với những cô gái địa phương cũng đang chống địch, đặc biệt là tên đại uý Long (Lý Huỳnh) độc ác chuyên tổ chức các trận càn quét. Khi Châu hi sinh và Năm Bờ bị bắt, các chiến sĩ đã nổi dậy bắt sống đại uý Long, cùng lúc đó miền Nam cũng được giải phóng.
Mùi Cỏ Cháy (2012)
- Đạo diễn: Nguyễn Hữu Mười và Vũ Đình Thân
- Diễn viên: Nguyễn Năng Tùng, Lê Văn Thơm, Tô Tuấn Dũng, Nguyễn Thanh Sơn

Bốn chàng sinh viên Hoàng, Thành, Thăng và Long là những người bạn cùng trường đều nhận được lệnh nhập ngũ và hứa hẹn gặp lại nhau ngày hoà bình. Họ cùng nhau thích nghi với cuộc sống khó khăn, gian khổ và kỷ luật nhưng cũng trải qua nhiều chuyện vui vẻ của tuổi trẻ. Khi trận chiến ác liệt ở thành cổ Quảng Trị diễn ra, mọi người đều cố gắng chiến đấu cho ngày hoà bình.
Lưỡi Dao (1995)
- Đạo diễn: Lê Hoàng
- Diễn viên: Mỹ Duyên, Thiệu Ánh Dương, Lê Cung Bắc

Lấy bối cảnh vào những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi quân giải phóng tiến vào một xóm đạo và đánh đuổi lính Cộng Hoà. Tuy nhiên trong suốt thời gian xâm chiếm, người dân xóm đạo đã bị lính Công hoà tuyên truyền rất nhiều điều sai sự thật về quân cách mạng nên đã làm tử thương nhiều chiến sĩ. Trong cuộc giao tranh, anh lính giải phong Dũng (Thiệu Ánh Dương) đã buộc phải bắn hạ một bà cụ vì đã ném lựu đạn gây thương tích cho nhiều người.
Sau khi tiếp quản xóm đạo, Dũng và những người lính đã dùng hành động để chứng minh rằng quân đội cách mạng không xấu xa như những gì phía Công Hoà tuyên truyên. Trong thời gian này Dũng gặp Nguyệt (Mỹ Duyên) và nảy sinh tình cảm với cô, mà không biết rằng cô và rất nhiều người khác đang ấp ủ một âm mưu loại bỏ quân cách mạng.
Địa Đạo (2025)
- Đạo diễn: Bùi Thạc Chuyên
- Diễn viên: Thái Hòa, Quang Tuấn, Diễm Hằng Lamoon, Anh Tú Wilson, Hồ Thu Anh…

Câu chuyện về Bảy Theo (Thái Hòa) người được xem như lãnh đạo của khu địa đạo. Ông mất vợ, sống cùng con gái và những anh em du kích ở đây. Ông muốn làm tốt nhiệm vụ từ các đồng chí cách mạng vừa lo lắng cho những đứa trẻ của mình, phân phó, dặn dò từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
Chuyện tình của Ba Hương (Hồ Thu Anh) và Tư Đạp (Quang Tuấn), chuyện những đứa trẻ không muốn rời khu địa đạo mà muốn chiến đấu, chuyện những bữa cơm, những buổi văn nghệ cây nhà lá vườn hay buổi chiếu phim hiếm hoi, chuyện các lối vào bí mật của địa đạo, chuyện chế tạo vũ khí, chuyện đặt những cạm bẫy bên trong địa đạo…
Giải Phóng Sài Gòn (2005)
- Đạo diễn: Long Vân
- Diễn viên: NSƯT Hà Văn Trọng, NSƯT Khương Đức Thuận, NSND Hoàng Quân Tạo, Trung Dũng, Trương Ngọc Ánh

Nội dung phim tái hiện lại quá trình quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn thông qua 5 mũi, chiếm lấy 5 cứ địa trọng yếu nhất của Việt Nam Cộng Hoà, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng. Ngay sau đó là sự kiện quân đội Mỹ phải sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng.
Đừng Đốt (2009)
- Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
- Diễn viên: Minh Hương, Tina Dương, Ben Rindner

Phim được lấy cảm hứng từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, xoay quanh nhân vật Thuỳ (Minh Hương), là một nữ bác sĩ trẻ, làm việc tại một trạm xá quân y ở Quãng Ngãi. Mỗi ngày đối mặt với những hi sinh, những khó khăn gian khổ nhưng Thuỳ vẫn giữ được niềm tin, sự mộc mạc và ghi chép lại chúng trong cuốn nhật ký của mình.
Số phận lịch sử sau đó khiến cho cuốn nhật ký rơi vào tay của Fred, một người lính Mỹ. Khi chiến tranh kết thúc, Fred mang theo cuốn nhật ký này và những dòng chữ trong đó khiến anh day dứt. Sau 35 năm, cuối cùng Fred cũng quay lại Việt Nam để gặp lại người thân của Thuỳ.
Phim cách mạng Việt Nam hậu chiến tranh
Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười (1984)
- Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
- Diễn viên: NSƯT Lê Vân, NSƯT Hữu Mười, NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo

Duyên (NSƯT Lê Vân) đau xót khi biết tin chồng mình đã hi sinh trong chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Duyên che giấu chuyện này với gia đình, đặc biệt là với người cha chồng đang bệnh nặng.
Để an ủi cha, Duyên nhờ Khang, một thầy giáo từng có ơn cứu mạng giúp cô viết hộ những bức thư thăm hỏi lấy tên chồng mình. Chuyện này khiến cho một số tin đồn dị nghị về mối quan hệ của hai người nhưng Duyên vẫn chịu đựng. Cho đến khi bệnh tình cha chồng chuyển nặng muốn gặp con trai lần cuối thì tin chồng Duyên mất đã không giấu được nữa.
Tướng Về Hưu (1988)
- Đạo diễn: Nguyễn Khắc Lợi
- Diễn viên: Mạnh Linh, Hoàng Cúc, Trần Hạnh

Phim lấy bối cảnh thời đại đổi mới sau chiến tranh, xoay quanh ông Thuấn (Mạnh Linh) một vị tướng cả đời phục vụ cho cách mạng, sau đó từ về hưu an hưởng tuổi già. Nhưng khi quay lại cuộc sống đời thường, ông Thuấn lại thấy mình hoàn toàn lạc lõng trong đời sống kinh tế thị trường, đồng tiền len lỏi và chi phối mọi mối quan hệ.