Review Cậu Vàng : một bộ phim đem lại cảm giác mới mẻ, sử dụng chất liệu văn học nhưng việc chọn lựa nhân vật chính là điểm hạn chế lớn nhất của bộ phim này.
Phải nói là Cậu Vàng là một bộ phim được đầu tư rất tỉ mỉ về bối cảnh, tạo hình của các nhân vật thậm chí trong những chi tiết rất nhỏ, điều đó đem lại cảm giác khá chân thật về khung cảnh làng quê Bắc Bộ những ngày cũ. Phim cũng lồng ghép được những câu chuyện trong các tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao một cách khéo léo và thật sự lâu lắm rồi mới được xem diễn xuất của các diễn viên nổi tiếng ít xuất hiện trên màn ảnh rộng, điều này thật sự mới mẻ.
Tuy nhiên phim vẫn còn một số hạn chế, lớn nhất vẫn là nhân vật Cậu Vàng, việc chọn lựa một chú chó Nhật trong một bộ phim đậm chất liệu phong kiến Việt Nam ngày xưa tạo cảm giác không phù hợp, những phân cảnh cậu Vàng xuất hiện đều đem lại cảm giác tạo hình của nhân vật không ăn nhập với bối cảnh câu chuyện. Review Cậu Vàng.
Diễn xuất của các diễn viên có chút cường điệu, cảm giác hơi bị lậm vào những cảm xúc văn học, sự thay đổi cảm xúc của một vài nhân vật chưa rõ ràng và câu chuyện phim dễ chịu khi bám sát vào tác phẩm văn học nhưng trở nên khiêm cưỡng với những tình tiết được sáng tạo thêm.
Nếu bỏ qua những lùm xùm trước khi bộ phim ra mắt và tạo hình không thích hợp của Cậu Vàng thì đây vẫn là một bộ phim mà mọi người nên xem, thông qua những cảnh phim được đầu tư về bối cảnh và những chất liệu về nông thôn miền Bắc những năm 1940-1945. Review Cậu Vàng.
Những điểm thú vị của bộ phim Cậu Vàng review cậu vàng
Phim có sự đầu tư tỉ mỉ về bối cảnh, về tạo hình của các nhân vật: Cậu Vàng lấy bối cảnh giai đoạn 1940-1945 có nhiều thay đổi trong xã hội và sự bóc lột lên đến đỉnh điểm, một vài chi tiết, tình huống trong phim đã thể hiện điều đó qua cách ăn mặc khác biệt giữa các tầng lớp: cai trị bọn cường hào, lý trưởng, chánh tổng; tầng lớp nông dân cực khổ và tầng lớp tri thức.
Qua việc chọn lựa, xây dựng bối cảnh xuất hiện trong phim, tình làng nghĩa xóm của những người dân, cũng như các loại hình nghệ thuật dân ca ngày xưa, một số chi tiết nhỏ như chân tay lấm lem, dáng đi khổ sở của diễn viên… tạo cảm giác khá chân thật khi theo dõi bộ phim mặc dù vẫn có những phân cảnh nhỏ hơi bị cường điệu về màu sắc.
Phim lồng ghép được hình ảnh, câu chuyện trong các tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao lại với nhau khá tốt, mặc dù câu chuyện chính của bộ phim là lão Hạc và Cậu Vàng không phải là một khung chuyện vững chắc để tạo liên kết hợp lý cho những câu chuyện nhỏ xung quanh nhưng về tổng thể khán giả vẫn có thể nắm bắt được mọi thứ thông qua việc sử dụng tình tiết mê tín dị đoan thời phong kiến. Đây là một điểm cộng trong việc phát triển kịch bản.
Có cảm giác mới mẻ khi một thời gian dài mới xem được một bộ phim về chủ đề phong kiến ngày xưa, một bộ phim đậm chất miền Bắc với sự tham gia của các diễn viên ít khi xuất hiện trên màn ảnh rộng. Các diễn viên đã diễn xuất tốt trong bộ phim, từ thoại cho đến nét biểu cảm nhỏ đều thể hiện được tính cách của nhân vật. Tất nhiên sẽ có một số chỗ chưa được tốt nhưng hầu như khi xem phim không cảm giác khó chịu từ bất cứ nhân vật nào, ngay cả những diễn viên mới.
Điểm không thích ở phim Cậu Vàng review cậu vàng
Việc chọn một chú chó Nhật trong một bộ phim mang tình lịch sử, văn học quả thật là một điểm trừ rất lớn. Cảm giác như trong các cảnh phim, mọi thứ đều đặt đúng chỗ trừ sự xuất hiện của nhân vật Cậu Vàng. Chú cho Shiba này luôn đem đến cảm giác không phù hợp, không đồng điệu với mọi thứ xung quanh bộ phim. Những cảnh phim gần gũi của Cậu Vàng và nhân vật Lão Hạc không tự nhiên chút nào, có thể nhận ra sự không hoà hợp của cả hai. Review Cậu Vàng.
Việc làm phim với động vật luôn là điều cực kỳ khó khăn và tiêu tốn rất nhiều thời gian nên có thể hiểu chuyện đoàn phim lựa chọn một chú chó đã được huấn luyện bài bản nhưng quả thật khi xem phim, tạo hình này đã khiến tất cả những sự đầu tư khác trở nên không còn chân thật nữa.
Vài phân đoạn bộc lộ cảm xúc của lão Hạc và một số diễn viên khác có cảm giác hơi cường điệu, có cảm giác phim hơi bị lậm chất liệu văn học. Những hình ảnh, cảm xúc bộc lộ nội tâm của nhân vật được mô tả trong văn học mang đến nhiều cảm xúc nhưng khi chuyển thể thành phim, trên sân khấu lại là chuyện khác. Nhất là đoạn lão Hạc cho Cậu Vàng ăn bữa cuối, mọi thứ diễn ra vừa nhanh vừa thiếu cảm xúc, cộng thêm việc sử dụng hiệu ứng Slow Motion và tiếng hét của lão Hạc khiến cho phân cảnh quan trong nhất phim trở nên hơi lố.
Các nhân vật phụ đem đến những câu chuyện, những hoàn cảnh khác nhau mang trong mình những nỗi đau của thời đại nhưng việc thay đổi cảm xúc của họ diễn ra nhanh và không có sự phát triển tâm lý rõ ràng, nhất là nhân vật bà Ba của Băng Di, ông giáo Thứ của diễn viên Trần Nam. Trong khi đó những chuyển biến này của nhân vật Bình Tư (diễn viên Phương Nam) thì có từng giai đoạn rõ ràng và lý do để khán giả cảm thấy hợp lý hoá mọi thứ hơn. Review Cậu Vàng.
Hầu hết các câu chuyện trong tác phẩm văn học của Nam Cao đều có kết thúc mà những vấn đề không được giải quyết trọn vẹn, việc bám sát vào tác phẩm văn học khiến câu chuyện của bộ phim mang đến những cảm xúc hợp lý, quen thuộc dễ chấp nhận nhưng khi cố sáng tạo những tình huống mới nhằm tạo ra một cái kết tốt đẹp hơn lại chính là những phân cảnh làm mất đi tính chân thật của phim, nhất là cảnh Cậu Vàng và những người bạn, cũng như viễn cảnh tươi đẹp cuối phim. Review Cậu Vàng.
Cậu Vàng khởi chiếu tại các rạp vào cuối tuần này ngày 08.01.2020.
- ‘Song Sinh’ – Ropes bộ phim kinh dị sinh tồn đầy kịch tính của Tây Ban Nha
- Review Em Là Của Em : chuyện tình chị em thời hiện đại hài hước nhưng vẫn rơi vào lối mòn cũ