Trong số 25 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Nhật Bản, Studio Ghibli đã chiếm giữ tới 5 vị trí, trong đó có 3 tác phẩm trong top 10.
Chưa kể, hãng phim này còn ôm trọn một giải Oscar danh giá cho Phim Hoạt hình xuất sắc nhất và cả giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Berlin.
Bạn có biết, khi hãng phim này mới thành lập, hoạt hình chưa hề là một “cỗ máy hút tiền” hay một hiện tượng toàn cầu như bây giờ không?
Thậm chí, nhiều người trong ngành điện ảnh chính thống còn có phần “coi thường” thể loại này. Chính vì lẽ đó, mỗi giải thưởng, mỗi thành công vang dội của Studio Ghibli không chỉ là sự công nhận, mà còn là minh chứng hùng hồn cho việc họ đã đạp đổ mọi định kiến và vươn lên trở thành một tượng đài để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng công chúng.
Khởi đầu của Studio Ghibli
Studio Ghibli được thành lập vào năm 1985 bởi hai đạo diễn Hayao Miyazaki, Isao Takahata và nhà sản xuất Toshio Suzuki nhưng mối quan hệ giữa Miyazaki và Takahata đã biết nhau từ trước đó.
Cặp đôi này lần đầu tiên làm việc cùng nhau vào năm 1964, đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ hợp tác sẽ kéo dài suốt sự nghiệp của họ.
Cả hai đã làm việc trong vô số phim điện ảnh và chương trình truyền hình Nhật Bản cho đến năm 1984 sau đó “Nausicaä of the Valley of the Wind” là bộ phim điện ảnh gốc đầu tiên do Hayao Miyazaki đạo diễn, trở thành một thành công lớn cả về doanh thu phòng vé lẫn chuyên môn.

Mặc dù “Nausicaä” không phải là một sản phẩm chính thức của Studio Ghibli nhưng nó mang đậm dấu ấn của Miyazaki và thể hiện một số đặc điểm định hình phong cách của ông.
Bộ phim truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về môi trường và có một nữ anh hùng làm trung tâm câu chuyện và chính những yếu tố này được ông lặp lại trong các bộ phim sau này.
Miyazaki và Suzuki đã quyết định thành lập studio riêng của mình và mời Takahata tham gia cùng.
Tokuma-Shoten, một công ty xuất bản có trụ sở tại Tokyo đã cung cấp nguồn tài trợ cần thiết để thành lập với cái tên Studio Ghibli và một cuộc hành trình mới đã bắt đầu.
Nguồn gốc tên Studio Ghibli
Từ “Ghibli” có gốc tiếng Ý và dựa trên thuật ngữ tiếng Libya có nghĩa là “gió tại sa mạc” được đặt bởi Miyazaki chọn. Thể hiện ý tưởng của ông sẽ thổi vào một luồng gió mới vào ngành công nghiệp hoạt hình lúc bấy giờ.
Một cái tên với ý nghĩa này có vẻ hơi cao xa và đầy tham vọng nhưng không lâu sau đó, hãng phim đã thực hiện đúng lời hứa của mình khi khuấy động không chỉ thế giới hoạt hình mà cả ngành công nghiệp điện ảnh rộng lớn hơn.
Bộ phim đầu tiên của hãng tên là “Laputa: Castle in the Sky”, được phát hành vào năm 1986 và trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm đó.
Nó bao gồm một số họa tiết quen thuộc định hình phong cách của Miyazaki, như nỗi ám ảnh của ông về cơ chế bay và niềm yêu thích chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Từ thất bại thương mại đến tác phẩm kinh điển đình đám
Năm 1988, Studio Ghibli tiếp nối với hai bộ phim bao gồm: “Grave of the Fireflies” do Takahata đạo diễn và “My Neighbor Totoro” của Miyazaki.
Bạn có biết rằng ban đầu bộ phim “My Neighbor Totoro” lại là một thất bại thương mại nhưng các sản phẩm ăn theo bộ phim lại bán rất chạy.
Thú vị hơn, bỗng đi một thời gian bộ phim sau đó đã trở thành một tác phẩm kinh điển đình đám và hiện được coi là một trong những bộ phim được yêu thích nhất của hãng.

Năm tiếp theo sau khi giành được quyền chuyển thể tiểu thuyết “Kiki’s Delivery Service”, bộ phim đã trải qua một quá trình sản xuất đầy thử thách trước khi ra mắt vào tháng 7 năm 1989.

Đối với hãng được vẽ tay trong “Kiki’s Delivery Service” là một niềm vui khi chiêm ngưỡng và giống như nhiều bộ phim của Studio Ghibli, nó có một nhân vật nữ mạnh mẽ là nhân vật chính trong một câu chuyện về tuổi trưởng thành. Bộ phim đã thành công vang dội và trở thành phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản năm 1989.
Vươn ra toàn cầu
Trong gần một thập kỷ tiếp theo, Studio Ghibli lại tiếp tục sản xuất các bộ phim hoạt hình thành công và được đánh giá cao như “Porco Rosso” và “Whisper of the Heart” nhưng sự nổi tiếng của chúng chủ yếu vẫn giới hạn ở Nhật Bản.
Cho đến khi bộ phim “Princess Mononoke” chính thức bước sang một trang mới khi giúp hãng vươn ra toàn cầu.

Lấy bối cảnh cuối thời Muromachi, bộ phim một lần nữa tái hiện chủ đề môi trường thường xuyên của Miyazaki. Như một lời cảnh tỉnh người xem phải xem xét sự căng thẳng tồn tại giữa nhu cầu phát triển của nhân loại và nhu cầu bảo tồn của tự nhiên, cũng như khám phá các chủ đề khác như khuyết tật và giới tính.
Việc xử lý những chủ đề lớn này trong các bộ phim cũng dễ tiếp cận với trẻ em là một đặc điểm nổi bật của Studio Ghibli và là điều khiến hãng phim hoạt hình này khác biệt so với phần lớn ngành công nghiệp.
Miyazaki cũng kết hợp các kỹ thuật sản xuất mới vào “Princess Mononoke”, sử dụng hoạt hình máy tính, kết xuất 3D, ánh xạ texture và tổng hợp kỹ thuật số.
Dẫn đến bộ phim trở thành tác phẩm tốn kém nhất của Studio Ghibli cho đến nay, nhưng khoản đầu tư đã được đền đáp xứng đáng.
Ra mắt vào năm 1997, bộ phim ngay lập tức trở thành một bom tấn phòng vé và thu về thành tích khi không chỉ có doanh thu cao nhất trong năm mà còn là phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Nhật Bản, mãi cho đến năm 2001 thì bị một sản phẩm khác của Studio Ghibli là “Spirited Away” soán ngôi.
“Princess Mononoke” không chỉ thành công về mặt thương mại mà còn thành công lớn về mặt chuyên môn. Bộ phim đã giành giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim của năm, xuất sẵ trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên nhận giải thưởng này.
Năm 1999, Studio Ghibli phát cờ ” cuộc viễn chinh” tại thị trường Mỹ với sự phân phối của Miramax. Tuy doanh thu phòng vé của nó không cao, nhưng lại bán rất chạy trên DVD và video.
Gửi gắm thông điệp
Tuy có những bước khởi đầu thuận lợi nhưng vẫn có nhiều khó khăn khi hãng phim bước vào hành trinh chinh phục thị trường quốc tế.
Khi vào giữa những năm 1980, “Nausicaä of the Valley of the Wind” đã được đóng gói lại cho Hoa Kỳ dưới tên “Warriors of the Wind”. Không chỉ tên bị thay đổi, bộ phim đã trải qua quá trình chỉnh sửa nặng nề để quảng bá nó như một bộ phim hành động phiêu lưu dành cho trẻ em.
Tổng cộng 22 phút cảnh quay đã bị cắt bỏ, làm xáo trộn ý nghĩa câu chuyện và thay đổi cách khắc họa một số nhân vật. Để phản ứng với thảm họa này, Miyazaki đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt “không chỉnh sửa” cho tất cả các bản chuyển thể trong tương lai.
Giám đốc điều hành phim Miramax lúc bấy giờ là Harvey Weinstein muốn trực tiếp thách thức chính sách của Miyazaki và chỉnh sửa “Princess Mononoke” theo ý ông, nhằm dễ tiếp thị hơn cho khán giả Hoa Kỳ.
Nhà sản xuất Toshio Suzuki hoàn toàn không chấp nhận điều đó. Ông đã gửi cho Weinstein một thanh katana samurai thật kèm theo thông điệp ngắn gọn “không cắt” thể hiện sự quyết tâm đối với tác phẩm của mình và cuối cùng Studio Ghibli đã đạt được điều mình muốn khi không có chỉnh sửa nào được thực hiện.
Spirited Away và bước chuyển mình của Studio Ghibli
Nếu “Princess Mononoke” có thể nói là đã trình làng thành công tại thị trường quốc tế, thì ‘Spirited Away” năm 2001 đã tiếp nối mở lối cho hãng phim.
Được Miyazaki hình thành như một bộ phim hướng đến các bé gái 10 tuổi, khắc họa những gì các em “ấp ủ trong trái tim” chứ không phải những điều tầm thường hơn như lãng mạn hay cảm nắng ai đó.
Thay vào đó, Miyazaki một lần nữa đặt một nhân vật nữ mạnh mẽ vào trung tâm của bộ phim được ca ngợi với ý định tạo ra một nhân vật mà các cô gái thực sự có thể noi gương.
Phát hành tại Nhật Bản vào tháng 7 năm 2001, “Spirited Away” lập tức trở thành một hiện tượng. Nó trở thành bộ phim Nhật Bản có doanh thu cao nhất mọi thời đại, một vị thế mà nó giữ trong 19 năm tiếp theo.

Đồng thời giành giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim của năm và gây sốc cho toàn thế giới khi được trao giải Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất, chính thức trở thành bộ phim anime không nói tiếng Anh và được vẽ tay duy nhất từng làm được điều đó trong lịch sử điện ảnh.
“Spirited Away” được đánh giá đúng đắn là một trong những bộ phim hoạt hình vĩ đại nhất mọi thời đại trở thành một trong những bộ phim hay nhất thế kỷ 21. Nó đã củng cố danh tiếng của Studio Ghibli như một hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới và khẳng định tài năng to lớn của Miyazaki như một người kể chuyện và nghệ sĩ mang tầm vóc phổ quát.
Tương lai của Studio Ghibli
Hãng phim cũng đã trải qua một số thay đổi, bao gồm các vụ sáp nhập, thỏa thuận với Disney và gần đây nhất là sự xuất hiện của kho phim Studio Ghibli trên nhiều nền tảng streaming khác nhau.
Việc Miyazaki nghỉ hưu vào năm 2014, hãng phim đã tạm thời ngừng hoạt động. Tuy nhiên chỉ vài năm sau, ông đã quay trở lại và thông báo rằng ông đang đạo diễn một bộ phim điện ảnh khác cho tác phẩm “How Do You Live?” Ông đã tuyên bố đây sẽ là bộ phim cuối cùng của mình đã ra mắt vào năm 2023.
Nhìn lại lịch sử của Studio Ghibli, thật khó để đánh giá quá cao mức độ ảnh hưởng của nó đối với thế giới hoạt hình. Hãng phim đã nâng tầm nghệ thuật điện ảnh lên một tầm cao mới và giới thiệu cho nhiều thế hệ những thế giới phức tạp và những câu chuyện quyến rũ của mình.