Vừa qua, ngày 01.10 ngày kỷ niệm 10 năm ra mắt của ‘The Social Network’, bộ phim hay nhất năm 2010. Bộ phim đã làm mưa làm gió thế giới điện ảnh không chỉ vì được thực hiên bởi một trong những nhà làm phim hàng đầu Hollywood – David Fincher, mà nó còn kể một câu chuyện chấn động đằng sau Facebook. Lúc này đang là một mạng xã hội nhiều người dùng nhất thế giới.
Tôi có dùng Facebook, bạn có dùng Facebook, bạn bè bạn cũng sử dụng mạng xã hội này, ba mẹ bạn không ngoại lệ, ai ai cũng có một tài khoản. Việt Nam thì có 62 triệu người dùng, thế giới có hơn 3 tỷ người dùng và bạn cũng có thể đang đọc bài này thông qua Facebook. Ngoài cuộc sống ban ngày, ta còn sống nhởn nhơ trong một hệ sinh thái, hay là một xã hội (ảo), một thế giới (ảo) khổng lồ được tạo ra từ bàn tay của tỉ phú trẻ tuổi nhất thế giới Mark Zuckerberg.
Đã được 16 năm, kể từ khi thế giới ảo này được thành lập tại một góc nhỏ trong ký túc xá đại học Harvard cho đến khi nó xoay chuyển cả thể giới thật. Ít ai biết được rằng đằng sau đó, là cả một câu chuyện đầy cảm xúc. Và vào năm 2010, Hollywood đã có một quyết định cực kì táo bạo khi làm phim về cuộc đời của Mark và quá trình hình thành nên Facebook, nhất là khi bộ phim làm về tiểu sử của một người còn sống, lại còn rất trẻ.
Bộ phim The Social Network đã được đạo diễn trứ danh, chuyên làm những tác phẩm ly kì kinh điển David Fincher đạo diễn và đã làm bùng lên một làn sóng tranh cãi kinh khủng khi ra mắt. Làn sóng tranh cãi diễn ra vì câu chuyện được nhiều người cho là có quá nhiều thêu dệt điện ảnh để tạo sự li kì, trong khi phim dựa trên một sự kiện có thật. Ngoài ra, Mark Zuckerberg đươc khắc hoạ như một kẻ phản bội, bạc tình bạc nghĩa, hai mặt và rất tinh vi, ẩn chứa bên dưới bộ óc một thiên tài IT.
Câu chuyện đi từ những ngày đầu tiên, khi Mark tìm cách hack hệ thống thông tin của Harvard để lấy dữ liệu hình ảnh sinh viên nữ và đưa lên Facemash cho các sinh viên nam khác vào chấm điểm. Cho đến những cải tiến từ ý tưởng của cặp song sinh Winklevoss, biến facebook thành nơi để kết nối. Rồi CEO danh (tai) tiếng Sean Parker của trang tải lậu nhạc triệu đô Napster gợi ý đổi tên, từ “The facebook” thành “ Facebook”.
Những người bạn trở thành kẻ thù, sự phản bội, những mâu thuẫn quyền lực và những vụ kiện hàng triệu đô khi Facebook bùng nổ trên sàn chứng khoáng. Tất cả dưới bàn tay điệu nghệ của David Fincher đã tạo nên một câu chuyện lôi cuốn, li kì, cực kì hấp dẫn và xuất xắc về mặt nghệ thuật lẫn giải trí. The Social Network nhận được 8 đề cử giải Oscar và thắng 3 giải: kịch bản chuyển thể, nhạc phim gốc hay nhất và dựng phim hay nhất. Ngoài ra phim còn giảnh được 3 giải Quả cầu vàng.
Kỉ niệm 10 năm ra mắt phim The Social Network vừa qua đi cách đây vài ngày, 10 năm qua đi, những sự kiện thực tế và trải nghiệm đã tạo ra cho ta một góc nhìn mới khi ta nhìn lại bộ phim, Facebook và cả cuộc đời chúng ta. Những sự kiện gây chấn động thế giới và trong nước ít nhiều đểu có sư tác động của Facebook. Các câu chuyện như: vụ Facebook lấy thông tin của người dùng và bán lại, sau đó lại làm đánh mất dữ liệu, Mark Zuckerberg ngồi giải trình trước quốc hội.
Các thông tin nhảm nhí trên Facebook, những quảng cáo cho fakes news, tràn lan. Hay việc bộ phim mới nhất của Netflix vể Facebook The Social Dilemma đang lên án mạng xã hội này một cách kịch liệt khi nó thao túng con người thành sản phẩm. Nó khiến ta tự hỏi về chính giá trị xã hội của mình, tự hỏi về ranh giới giá trị đạo đức trong con người đang ở đâu ? trong thế giới thật hay thế giới ảo?
Bộ phim The Social Network không đơn thuần chỉ về Facebook, mà nó là một bộ phim về con người, về hiện thực trong xã hội (Social) và mạng lưới (Network) do chính con người tạo ra. Nó tạo ra tranh cãi khi mô tả Facebook như một con dao hai lưỡi đã và đang phần nào giết chết thế giới thật, phá huỷ các mối quan hệ của người dùng hay thực sự như Mark Zuckerberg chia sẻ nó là công cụ để bạn có thể tìm hiểu về người khác.
- Trailer phim về biểu tượng âm nhạc David Bowie ‘Stardust’
- Draco Malfoy cậu bé thành thạo Nghệ thuật hắc ám với cây đũa phép từ lông đuôi Bạch Kì Mã