Trước phản ứng tích cực từ những người đã xem phim, cả những người khó tính nhất đã review Bố Già của Trấn Thành, chỉ muốn khẳng định thêm một lần nữa rằng đây thật sự là bộ phim Việt Nam sẽ khiến bạn hài lòng và có nhiều cảm xúc sau khi xem.
Bố Già của Trấn Thành dường như đã làm tốt hầu hết tất cả các khâu liên quan đến bộ phim và hơn hết một điều cực kỳ khó là nó đã thể hiện được phong cách tác giả của bộ phim. Ngay chỉ với một tác phẩm đầu tiên của mình, Bố Già đã thể hiện được cái chất riêng của Trấn Thành trong những đoạn đối thoại hài hước, độc đáo, những cảm xúc đời thường, vô cùng gần gũi được thể hiện qua góc nhìn vừa hiện thực vừa ấm áp và một hệ thống các nhân vật thú vị đa dạng, nhiều màu sắc… Review Bố Già Trấn Thành.
Mặc dù thời lượng Bố Già của Trấn Thành dài hơn so với những bộ phim điện ảnh chiếu rạp thông thường nhưng việc dành 2 tiếng trong rạp không hề cảm thấy uổng phí và nhàm chán chút nào, việc tận hưởng bộ phim là một trải nghiệm hoàn toàn dễ chịu.
Vậy nên nếu nói về điểm không hài lòng dành cho Bố Già cũng cảm thấy có chút khó khăn, khi mà mọi thứ đều ở mức từ ổn đến tốt. Miễn cưỡng thì có lẽ cái cảm giác có chút lấn cấn về tính cách của nhân vật Ba Sang do Trấn Thành đảm nhận và một ít cảm giác về một sân khấu vô hình, rộng lớn bao quát cả con hẻm trong phim. Review Bố Già Trấn Thành.
Bố Già một bộ phim mang phong cách hoàn toàn Trấn Thành Review Bố Già
Ngay cả đồng đạo diễn của bộ phim là Vũ Ngọc Đãng cũng đã thừa nhận điều đó sau khi bộ phim hoàn thành. Một bộ phim mà người xem có thể cảm nhận được hầu như mọi thứ đều thuộc về Trấn Thành.
Bố Già dày đặc những cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong phim như: Ba Sang và cậu con trai tên Quắn, giữa các anh chị em Giàu – Sang – Phú – Quý, giữa các nhân vật khác với nhau… đều tạo cảm giác chân thành, gần gũi khi thông qua đó định hình nên tính cách của nhân vật, những màn chặt chém hài hước, đời thường và thậm chí còn khiến cảm xúc của người xem thay đổi cùng với tâm trạng của từng nhân vật trong phim.
Các tình huống trong Bố Già của Trấn Thành cũng gần gũi, từ những chi tiết nhỏ như một chai dầu gội đầu đã hết, bữa tiệc trong một con hẻm nhỏ, những cuộc nói chuyện giữa cha con trong bữa cơm hằng ngày, tình yêu ích kỷ trong mỗi người cho đến mặt tích cực và tiêu cực do mạng xã hội, truyền thông đem đến… dường như đều là những trải nghiệm mà hầu hết mọi người đều có thể cảm được. review bố già.
Các tình huống này xuất hiện trong phim một cách tự nhiên, đôi khi hài hước, đôi khi vô cùng thực tế nhưng lại không quá nặng nề, áp đặt, cũng không có bài học nào được rao giảng xuyên suốt bộ phim cả.
Hệ thống nhân vật trong phim thật sự thú vị và hầu như đều có màu sắc của riêng mình, hơn hết các nhân vật này đều là những hình mẫu mà không hiếm gặp ngoài đời nhưng trong Bố Già của Trấn Thành, họ dễ thương hơn rất nhiều. Họ có mặt ưu và nhược điểm, có những lo lắng ích kỷ của riêng mình và những điều này khán giả cũng dễ dàng chấp nhận, cảm thông. Một góc nhìn thật sự đem đến cảm giác tích cực và khách quan.
Tất cả những điều này đều không khó nhận ra trong bộ phim Bố Già web-drama trước đó và cả trong những vở hài kịch trên sân khấu của Trấn Thành nên mặc dù, đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Trấn Thành nhưng khán giả có thể nhận ra phong cách đặc trưng của anh không thể lẫn với ai khác được. review bố già.
Bố Già của Trấn Thành đem đến những cảm xúc thật sự Review Bố Già
Việc tạo nên một bộ phim có thể khơi gợi cảm xúc của người xem là một điều khó và luôn là điểm yếu trong hầu hết các bộ phim từng công chiếu trước đây. Khán giả có thể cười, có thể sợ hãi nhưng việc đồng cảm và xúc động thật sự với những điều mà bộ phim, nhân vật trong phim muốn truyền tải không dễ chút nào. Nhưng Bố Già của Trấn Thành đã làm được điều đó theo cách tự nhiên nhất.
Tình cảm cha con giữa nhân vật Ba Sang (Trấn Thành) và cậu con trai tên Quắn (Tuấn Trần) trong Bố Già của Trấn Thành đã tạo nên được một mẫu số chung nhất cho mối quan hệ giữa cha và con trai thường thấy trong hầu hết các gia đình. Review Bố Già.
Các góc nhìn, quan điểm khác biệt trong thế hệ; những cuộc đối đáp từ nhẹ nhàng đến căng thẳng; việc yêu thương, quan tâm nhau nhưng cách biểu lộ, lẫn cái tôi của mỗi người đàn ông trong họ đều khá cứng rắn… đã tạo ra tất cả các tình huống trong phim. Và hầu như mỗi khi gần nhau, xuất hiện trước mặt nhau họ đều cố thể hiện việc ai đúng ai sai mà quên mất việc dừng lại một chút để quan tâm nhau theo một cách khác hơn.
Tình yêu thương ích kỷ của mỗi người cũng là một khía cạnh được thể hiện thông qua hầu hết ở tất cả các nhân vật. Mỗi người đều cố gắng bảo vệ gia đình nhỏ của riêng họ, những người mà họ quan tâm yêu thương nhất, bất chấp điều đó khiến họ trở nên ít tốt đẹp hơn thì cũng không có đúng hay sai được nói đến trong phim. Đó dường như chỉ là một cách nhìn thấu hiểu và đồng cảm mà thôi, điều đó đã tạo cảm giác gần gũi và ấm áp cho bộ phim.
Một bộ phim làm tốt ở tất cả các khâu liên quan Review Bố Già
Tất cả các khâu liên quan đến Bố Già của Trấn Thành đều từ ổn đến tốt. Kịch bản có chút khác so với cấu trúc thông thường nhưng vẫn tạo được kịch tính và những cao trào, nút thắt phù hợp: phần mở đầu, giới thiệu nhân vật chiếm thời lượng khá dài cho đến khi sự kiện đầu tiên bắt đầu diễn ra, nhưng nhờ cách kể chuyện và hệ thống nhân vật thú vị đã khiến khán giả không những không chán mà còn có thể hiểu rõ hơn về họ, để đồng hành cùng những cảm xúc và thay đổi của mỗi người trong những phân cảnh, cao trào sau này.
Các nhân vật tranh cãi, bày tỏ quan điểm, cũng như tính cách của mỗi người được thể hiện hầu hết thông qua những cuộc đối thoại. Tuy nhiên thoại của bộ phim vừa hài hước, thông minh lại khá tự nhiên và đời thường chính là điểm cộng lớn nhất trong Bố Già. Phim cũng được quay khá ổn, với nhiều góc máy độc đáo và phân cảnh one shot mở đầu 2 phút thật sự đủ ấn tượng để thu hút khán giả ngay từ những giây phút đầu tiên. review bố già.
Âm thanh của phim cũng phần nào phù hợp với nhịp độ và cảm xúc trong từng phân cảnh. Dù vậy trong những phân đoạn đối thoại căng thẳng và dài hơi của các nhân vật, mọi thứ đều được giữ im lặng tạo cảm giác tập trung và bộc lộ cảm xúc nhiều nhất có thể ở phân đoạn đó. review bố già.
Diễn xuất của các diễn viên tham gia phim như: Tuấn Trần, NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Hoàng Mèo, La Thành, Lan Phương, Quốc Khánh và hai diễn viên nhí Ngân Chi và Bảo Phúc đều rất duyên dáng và đã thể hiện tốt nhất nhân vật mà họ đảm nhận trong phim. Thật sự Tuấn Trần đã thể hiện khá tốt nhân vật người con trai trong phim so với các vai diễn trước đó. Review Bố Già.
Những điểm còn lấn cấn trong phim Bố Già (thiên về cảm nhận cá nhân) Review Bố Già
Dù bối cảnh trong phim Bố Già là một con hẻm thật sự và các cảnh quay cũng được thay đổi liên tục nhưng khi xem vẫn có cảm nhận về sự dàn dựng. Trừ đoạn mở đầu thì khi theo dõi phần sau của bộ phim có cảm giác như toàn bộ câu chuyện đang diễn ra trên một sân khấu lớn vô hình, với những sự kiện được sắp đặt một cách tỉ mỉ.
Có lẽ vì là một người trẻ giống Quắn nên không thể hiểu hết được tính cách của nhân vật Ba Sang trong phim, không rõ nhân vật này là quá đơn giản hay quá sâu sắc nên cảm thấy có chút cường điệu so với các nhân vật đời thường khác trong phim.
Dù vậy về tổng thể, Bố Già của Trấn Thành là một trong những bộ phim Việt Nam chất lượng so với những bộ phim công chiếu gần đây. Phim cân bằng tốt cả yếu tố giải trí lẫn những cảm xúc nhân văn từ người xem. Review Bố Già Trấn Thành.
Bố Già của Trấn Thành hiện đang công chiếu sớm vào ngày 05.03.2021 và chính thức công chiếu vào 12.03.2021 tại các rạp trên toàn quốc. Review Bố Già.
Thông tin bên lề: Review Bố Già Trấn Thành
Sau thời gian công chiếu, thêm nhiều kỷ lục mới đã được Bố Già xác lập, phá vỡ kỷ lục trước đây của Cua Lại Vợ Bầu, trở thành phim Việt đạt 200 tỷ đồng nhanh nhất, đồng thời cũng dẫn đầu top doanh thu phim cao nhất mọi thời đại tại Việt Nam, vượt mốc 300 tỷ đồng. Review Bố Già Trấn Thành.
Hàng loạt tin tức về phát ngôn “Phim Bố già càng thành công chứng tỏ người Việt ngày càng có vấn đề về tâm lý” của mình nhận nhiều chỉ trích từ khán giả, Trấn Thành đã livestream từ trang fanpage chính thức để giải thích.
Anh ngay lập tức phủ nhận, tuyên bố anh không nói như vậy. Bài phỏng vấn đã cố ý “cắt câu lấy chữ” để tạo sự chú ý và xuyên tạc ý định thật sự của mình. Cụ thể phát ngôn gốc mà Trấn Thành nói là:
“Tôi làm phim, tôi cảm thấy trong cái vui có cái tủi thân, cái buồn của tôi. Vì nếu bộ phim được đón nhận, mọi người đến xem và khóc nhiều chứng tỏ người Việt mình đang có vấn đề tâm lý cần giải tỏa. Họ không nói chuyện với bố mẹ, có vấn đề giao tiếp giữa hai thế hệ, cả từ bố mẹ lẫn con cái.
Do đó, tôi thấy buồn cho dân mình. Cuộc sống cơ cực quá, ai cũng khó khăn, cũng stress, không biết cách nói chuyện với con cái. Nên khi lớn lên, con cái cũng có khoảng cách vô hình với cha mẹ. Hai bên, ai cũng có vấn đề tâm lý cần giải tỏa”.
Nam diễn viên bức xúc khi câu nói bị đưa ra khỏi ngữ cảnh và đăng lên với ý tiêu cực: “Chữ tâm lý với tôi là tâm lý cần được giải tỏa giữa hai thế hệ, còn họ viết y như là người Việt Nam có vấn đề về thần kinh”. Review Bố Già Trấn Thành.
- Review Gái Già Lắm Chiêu 5 khi phụ nữ lựa chọn là một quân cờ
- Review phim Kiều: một bản chuyển thể không khai thác được những nét tinh tế trong tác phẩm gốc