• Trang chủ
  • Tin tức
    • All
    • Âu Mỹ
    • Châu Á
    • Phim Âu Mỹ
    • Phim Châu Á
    • Phim Việt Nam
    Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

    Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

    Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

    Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

    Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

    Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

    Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu – từ điển tích dân gian cho tới màn ảnh rộng

    Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu – từ điển tích dân gian cho tới màn ảnh rộng

  • Đánh giá phim
    Love Death + Robots 4: review – giải thích các tập phim

    Love Death + Robots 4: review – giải thích các tập phim

    The Eternaut (Nhà Du Hành Vĩnh Cửu): 4 lý do để loạt phim nhận được những đánh giá tốt từ người xem

    The Eternaut (Nhà Du Hành Vĩnh Cửu): 4 lý do để loạt phim nhận được những đánh giá tốt từ người xem

    Thunderbolts (Biệt Đội Sấm Sét) review: câu chuyện sâu sắc về những phản anh hùng vật lộn với PTSD

    Thunderbolts (Biệt Đội Sấm Sét) review: câu chuyện sâu sắc về những phản anh hùng vật lộn với PTSD

    Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng (review) hãy để lời khuyên dừng lại ở mức lời khuyên

    Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng (review) hãy để lời khuyên dừng lại ở mức lời khuyên

  • Tiêu Điểm
    • All
    • Bài Tổng Hợp
    • Phỏng Vấn
    Đạo diễn Khương Ngọc: với Chị Dâu, tôi vẫn là tôi, chỉ có điều tôi này may mắn hơn tôi trước

    Đạo diễn Khương Ngọc: với Chị Dâu, tôi vẫn là tôi, chỉ có điều tôi này may mắn hơn tôi trước

    Hirokazu Koreeda và 5 bộ phim yêu thích ảnh hưởng đến phong cách của ông

    Hirokazu Koreeda và 5 bộ phim yêu thích ảnh hưởng đến phong cách của ông

    Phỏng vấn Denis Villeneuve: “Tôi bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con người có thể tiến hóa”

    Phỏng vấn Denis Villeneuve: “Tôi bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng con người có thể tiến hóa”

    7 phim chiếu ở LHP Đức tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương

    7 phim chiếu ở LHP Đức tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương

  • Phim Việt Nam
    Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

    Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

    Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu – từ điển tích dân gian cho tới màn ảnh rộng

    Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu – từ điển tích dân gian cho tới màn ảnh rộng

    Dưới Đáy Hồ – Phim kinh dị về song trùng đầu tiên của Việt Nam

    Dưới Đáy Hồ – Phim kinh dị về song trùng đầu tiên của Việt Nam

    Dế Mèn Phiêu Lưu Ký: Từ Văn Học Kinh Điển Tới Giấc Mơ Hoạt Hình Việt

    Dế Mèn Phiêu Lưu Ký: Từ Văn Học Kinh Điển Tới Giấc Mơ Hoạt Hình Việt

    Mang Mẹ Đi Bỏ: bộ phim gia đình, hợp tác Việt – Hàn với dàn sao nổi tiếng

    Mang Mẹ Đi Bỏ: bộ phim gia đình, hợp tác Việt – Hàn với dàn sao nổi tiếng

    Năm Mười: bộ phim kinh dị lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian quen thuộc của người Việt

    Năm Mười: bộ phim kinh dị lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian quen thuộc của người Việt

  • Góc Nhìn
    Anh Tú Wilson và Trần Trọng Nghĩa kể chuyện phía sau Địa Đạo

    Anh Tú Wilson và Trần Trọng Nghĩa kể chuyện phía sau Địa Đạo

    Các bộ phim cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và hậu chiến

    Các bộ phim cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và hậu chiến

    When Life Gives You Tangerines: Yang Gwan Sik – Tạm biệt một tình yêu đơn phương

    When Life Gives You Tangerines: Yang Gwan Sik – Tạm biệt một tình yêu đơn phương

    When Life Gives You Tangerines (2025): Có một thứ gọi là tình yêu của mẹ

    When Life Gives You Tangerines (2025): Có một thứ gọi là tình yêu của mẹ

No Result
View All Result
KOICINE
Tenet – Một ‘game’ với độ khó nhân 3 của Christopher Nolan

Tenet – Một ‘game’ với độ khó nhân 3 của Christopher Nolan

by D.Q
15/11/2020
in Đánh giá phim
Sau thời gian dài chờ đợi từ ‘Dunkirk’ 2017, đạo diễn Christopher Nolan đã quay lại với bom tấn ‘Tenet’ . Phải nói đây là bộ phim thú vị đến mức mà bạn chẳng muốn/dám rời màn hình một giây nào. Bài review này vừa là cảm nhận, vừa là sự sắp xếp một số mảnh ghép của bộ phim sau lần xem đầu tiên. Với ‘Tenet’ thì số điểm mà Koicine dành cho bộ phim sẽ là 8.5.

Tenet là có nội dung khá phức tạp, với các lớp tình tiết đan xen nhau, các khái niệm vật lý và thời gian sử dụng trong phim còn mới mẻ với khán giả. Vì vậy, bên dưới đây Koicine sẽ có một vài gợi ý để giúp bạn thưởng thức bộ phim trọn vẹn hơn.

Cảnh trong phim Tenet

Hãy tìm hiểu về 3 lý thuyết

Trước hết là về ba lý thuyết thời gian mà Christopher Nolan đề cập đến trong phim. Các thuyết này vừa có tính phản biện lẫn nhau, lại vừa không đồng nhất. Nên để dễ hiểu hơn khi xem thì bạn cần nắm các quy tắc:

  • Thuyết entropy: thuyết này được giải thích ở những đoạn đầu phim, khi nhân vật chính tiếp xúc những vật bị biến đổi ngược. Lấy ví dụ đơn giản là khi bạn làm rơi quả trứng gà xuống đất, những mảnh vỡ sẽ chẳng thể nào gắn liền lại thành quả trứng gà như ban đầu được. Trừ khi bạn tạo được một môi trường lý tưởng nơi không có tác nhân nào làm hao hụt quá trình chuyển đổi của vật chất thì chuyện này mới khả thi. Một nhà khoa học nào đó ở tương lai đã làm được chuyện này, có thể đảo ngược dòng entropy cho một vật thể và đảo ngược dòng thời gian của vật thể đó về quá khứ, thời gian câu chuyện diễn ra.
  • Thuyết thứ hai là Nghịch lý ông nội: thuyết này được đề cập để phản bác lại thuyết entropy bên trên. Nội dung thuyết này đại khái là “Có một người đàn ông du hành thời gian về quá khứ và giết ông nội mình trước khi ông mình cưới bà nội. Kết quả là cha của anh ta sẽ không được sinh ra, điều đó dẫn tới người đàn ông đó sẽ không bao giờ được ra đời thì làm sao anh ta có thể du hành về quá khứ. Nhưng nếu anh không về quá khứ để giết ông nội mình thì ông nội anh phải còn sống và điều đó nghĩa là anh vẫn được ra đời và có thể vượt thời gian để giết ông nội mình.” (Theo Wiki)
  • Thuyết thứ ba Dòng thời gian là bất biến: thuyết này nói về việc du hành về quá khứ nhưng không thể thay đổi hoặc can thiệp vào các yếu tố ảnh hưởng đến tương lai. Ví dụ như nhà du hành muốn giết ông nội mình thì sẽ không thể có sự tồn tại của chính nhà du hành quay về quá khứ nữa. Do đó sẽ có những tác nhân khác cản trở như bắn trượt, súng hết đạn… để giữ tính lịch sử của dòng thời gian không bị ảnh hưởng.
Ảnh: Warner Bros

Hiểu về lớp lang của câu chuyện

Về cốt truyện phim thì so với Inception (2010), độ hại não của Tenet có lẽ gấp 3 lần. Inception là câu chuyện của một người chơi và người xem đứng bên ngoài để có thể hiểu về quy tắc trò chơi. Nhưng trong Tenet, khán giả được đặt vào góc nhìn của nhân vật chính – một người chơi mới được chọn tham gia vào cuộc chiến của hai thế lực lớn. Vì vậy mà cuộc chiến trong Tenet dần trở thành trò chơi ba người, phức tạp hơn rất nhiều khi cả ba đều sử dụng quy tắc chuyển động ngược, tác động lẫn nhau.

Để hiểu hết những tình tiết và cách sắp xếp cho từng lớp truyện mà Nolan cài đặt, bạn buộc phải có cái nhìn toàn cảnh về tất cả những người chơi cũng như quy tắc mà trò chơi này vận hành. Gợi ý nhỏ về cấu trúc bộ phim này (có thể lướt qua đoạn này nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn bộ phim hơn) sẽ là: bắt đầu câu chuyện (giới thiệu người chơi, luật chơi cơ bản, chủ yếu là về lý thuyết), một nhiệm vụ nhỏ để tìm hiểu rõ hơn về cách chơi, hai nhiệm vụ khác mạo hiểm hơn cho khán giả thấy rằng những người chơi mới đã bắt đầu hiểu rõ hơn các quy tắc phức tạp trong trò chơi này, tiếp đó sẽ là một cú lừa để nhân vật chính tỉnh táo, chủ động cuộc chơi hơn và vòng chiến đấu cuối cùng.

Nếu yêu thích các mảnh ghép của bộ phim, cá rằng bạn sẽ phải xem nó thêm vài lần nữa. Mỗi lần bạn sẽ lại khám phá thêm một điều mới mẻ khác, đó luôn là nét độc đáo của phim Nolan, bởi vì khi khám phá ra mọi thứ bạn sẽ ngạc nhiên và ngưỡng mộ cách mà ông kiến tạo nên bộ phim.

Cảnh phim trong Tenet

Những điểm cộng lớn của bộ phim

Về cốt truyện, sau khi xem xong có thể bạn sẽ cảm thấy có chút đồng cảm đến từ góc nhìn của các phe đối lập, hay của từng nhân vật. Những chi tiết bộc lộ tình cảm như vậy được sử dụng khá tiết chế nhưng đủ để khán giả có thể tưởng tượng và hình dung thêm về mỗi nhân vật này dưới góc nhìn của mình.

Dù có nhận định cho rằng phim hơi nghiêm túc nhưng Koicine cho rằng Tenet có lẽ là bộ phim “vui” nhất của Christopher Nolan từ trước đến giờ. Đó là kiểu hài hước thông minh được bộc lộ qua những câu thoại và hành động của các nhân vật. Nhất là những phân đoạn có Neil (Robert Pattinson) hay Michael Crosby (Michael Caine) xuất hiện. Trong khi Neil là một người thú vị, ở anh toát ra kiểu trộn lẫn giữa lộn xộn và kiểu cách thì Michael Crosby, dù xuất hiện ở một phân đoạn nhỏ nhưng cuộc đối thoại của anh với nhân vật chính (John David Washington) dường như là phân đoạn hài hước nhất. 

Nhân vật Neil (Robert Pattinson) trong Tenet
Michael Crosby (Michael Caine) trong Tenet

Về diễn xuất của các diễn viên thì không thể chê được. Mỗi nhân vật đều có cá tính riêng biệt và họ đều thể hiện tốt vai trò của mình. John David Washington đã xây dựng nên nhân vật chính với hình tượng một người theo đuổi chủ nghĩa anh hùng và có niềm tin mạnh mẽ vào những lý tưởng tốt đẹp, anh không cầu kỳ, tự nhiên và gần gũi, luôn bình tĩnh trong tất cả các tình huống. Đối lập một cách mạnh mẽ với vai phản diện Andrei Sator (Kenneth Branagh), một kẻ bên ngoài mạnh mẽ nhưng bị những lo lắng, bất an và tuyệt vọng bên trong kiểm soát. Đây cũng là hai kiểu nhân vật đại diện cho hai luồng tư tưởng luôn xuất hiện trong phim của Nolan, sự giằng co giữa niềm tin vào cuộc sống và sự bi quan, u buồn đến tuyệt vọng, mà cả hai đều khá cực đoan khi đối diện với nhau.

Nhân vật Andrei Sator (Kenneth Branagh) trong Tenet

Nhịp điệu phim khá nhanh, đúng như cảm giác khi xem các bộ phim về điệp viên. Các nhân vật liên tục lên kế hoạch hành động, liên tục di chuyển qua các địa điểm và thực thi nhiệm vụ. Bộ phim có lẽ sẽ dễ trở nên khô khốc và trống rỗng nếu không có những phân đoạn bộc lộ nội tâm của các nhân vật. Những chi tiết này trong phim khiến cho Tenet không đơn thuần chỉ là một phim phô diễn sự thông minh mà còn sâu sắc và giàu tình cảm. Có ba cảnh mà Koicine yêu thích, đó là cảnh Kat (Elizabeth Debicki), Sator và Neil chia sẻ nội tâm của họ với nhân vật chính. Tất cả những cảnh này luôn được đặt trong các khoảng lặng hợp lý, tập trung hoàn toàn vào những điều họ nói. Phong cách dựng phim này của Jennifer Lame thật sự là những điểm nhấn tuyệt vời, nó cũng làm cho diễn xuất của các diễn viên được bộc lộ rất nhiều.

Nhân vật Kat (Elizabeth Debicki) trong Tenet

Các cảnh quay trong phim vô cùng hoành tráng và đẹp mắt với những hình ảnh không gian trải rộng của vùng biển Amalfi, phòng hòa nhạc ở cảng Old Town và nhất là trang trại gió trên biển Nysted Wind Farm. Những hình ảnh cháy nổ được đầu tư hoành tráng nên cũng đem lại trải nghiệm rất thật.

Điểm trừ đáng tiếc của phim

Phần điểm bị trừ đi là chính là khâu biên tập âm thanh nhạc nền của phim. Sau khi đọc một số review khác của các nhà phê bình phim nước ngoài, vài người cũng phàn nàn về chuyện này nhưng mình không tin lắm. Một phim bom tấn được đầu tư lớn, lại là phim của một người cực kỳ kỹ tính như Christopher Nolan lại có vấn đề về âm thanh. Chuyện vô lý hết sức! Nhưng cảm nhận sau khi xem thì đúng như những đánh giá đã nói. Ấn tượng ở vài điểm sáng tạo trong cách dựng như: loại bỏ âm thanh ở những phân đoạn thoại không cần thiết để nhấn mạnh bối cảnh, âm thanh được tua ngược ở những cảnh hành động ngược thời gian và luôn tạo được không khí căng thẳng xuyên suốt phim thì vài phân đoạn khác, có cảm giác âm thanh bị kéo dài, nhạc nền lặp đi lặp lại nhàm chán (ồn, không hay) và thiếu tinh tế. Nếu không vì một lý do kỹ thuật nào khác ảnh hưởng thì với mình đây là điểm trừ lớn nhất của phim. (Có thể việc không trực tiếp làm việc cùng nhau ở vài khâu vì dịch bệnh hoặc tiếng ồn lớn khi quay phim bằng IMAX có ảnh hưởng đến chất lượng thu âm nhưng dù sao thì điều này chỉ là cảm nhận cá nhân và nó không phải là vấn đề gì quá lớn).

Sau một thời gian dài không có nhiều bộ phim mới ra rạp thì sự tự tin mà Christopher Nolan đã gửi gắm ở Tenet sẽ không khiến bạn thất vọng chút nào. Cá rằng bộ phim sẽ còn được bàn tán một thời gian dài nữa như cách mà các bộ phim trước đây của Nolan từng làm.

Phim sẽ được chiếu sớm vào ngày 27.08 và chính thức ra rạp vào ngày 28.08 tại các hệ thống rạp.

  • Christopher Nolan bị các nhà làm phim phàn nàn về phần âm thanh trong phim ‘quá ồn’
  • Trái ngược với phản ứng của nhà sản xuất, Christopher Nolan rất hài lòng với doanh thu của Tenet

The Review

8.5 Score

Review Breakdown

  • Chấm điểm 0
Share84Send
Previous Post

Giới phê bình phim quốc tế nói gì về ‘Tenet’?

Next Post

‘Thang máy’ – phim kinh dị đầu tay của đạo diễn gốc Việt công bố lịch chiếu

D.Q

D.Q

MMM

Next Post
‘Thang máy’ – phim kinh dị đầu tay của đạo diễn gốc Việt công bố lịch chiếu

'Thang máy' - phim kinh dị đầu tay của đạo diễn gốc Việt công bố lịch chiếu

‘The King’s Man’ hoãn chiếu đến năm 2021

'The King’s Man’ hoãn chiếu đến năm 2021

Diễn viên gốc Việt Kelly Marie Trần trở thành công chúa Đông Nam Á đầu tiên của Disney

Diễn viên gốc Việt Kelly Marie Trần trở thành công chúa Đông Nam Á đầu tiên của Disney

Comments 2

  1. Pingback: Cảnh báo tiết lộ nội dung: TENET - Giải thích cái kết và các câu hỏi của bạn - KOICINE
  2. Pingback: 'TENET' kiếm được hơn 53 triệu đô trong tuần đầu công chiếu quốc tế - KOICINE

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Theo dõi Facebook Koicine

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Top 19 series phim hay nhất trên Netflix

Top 19 series phim hay nhất trên Netflix

16/11/2023
Top 32 phim Hàn Quốc 2022 được mong đợi

Top 32 phim Hàn Quốc 2022 được mong đợi

06/11/2022
Top 30 phim Hàn Quốc được khởi chiếu năm 2021

Top 30 phim Hàn Quốc được khởi chiếu năm 2021

18/12/2021
Những tiết lộ độc quyền về vũ trụ phim DC từ sự kiện DC Fandome

Những tiết lộ độc quyền về vũ trụ phim DC từ sự kiện DC Fandome

6
TENET – Thế giới được nhìn theo một cách hoàn toàn khác

TENET – Thế giới được nhìn theo một cách hoàn toàn khác

5
Ngô Thanh Vân tung poster tạo hình ‘Thanh Sói’, đặt lịch ra rạp Tết 2021

Ngô Thanh Vân tung poster tạo hình ‘Thanh Sói’, đặt lịch ra rạp Tết 2021

3
Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

19/05/2025
Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

19/05/2025
Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

18/05/2025

TIN MỚI

Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

19/05/2025
Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

19/05/2025
Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

Tử Chiến Trên Không lấy cảm hứng từ cuộc chiến với không tặc Việt Nam sau năm 1975

18/05/2025
Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu – từ điển tích dân gian cho tới màn ảnh rộng

Trạng Quỳnh Nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu – từ điển tích dân gian cho tới màn ảnh rộng

18/05/2025
Dưới Đáy Hồ – Phim kinh dị về song trùng đầu tiên của Việt Nam

Dưới Đáy Hồ – Phim kinh dị về song trùng đầu tiên của Việt Nam

16/05/2025
Love Death + Robots 4: review – giải thích các tập phim

Love Death + Robots 4: review – giải thích các tập phim

16/05/2025

Về Koicine

Koicine - tạp chí trực tuyến về Phim ảnh.

Liên hệ | Quảng cáo:
Email: [email protected]

Theo dõi fanpage Koicine

https://www.facebook.com/koicine

Thẻ Phổ Biến

A24 Amazon Anime Bom tấn Chuyển thể Chuyện của sao DC Disney Dự án mới Game Góc chị em Hàn Quốc interview Live-Action Liên Hoan Phim Marvel Netflix NetflixOriginal Netflix tháng này Nhân vật Nhật Bản Oscar Phim chiếu rạp phim Châu Á Phim hoạt hình Phim nhiều phần Phim truyền hình Phim Tài Liệu Phim Tết Phim Việt Nam Phim Âu Mỹ Phỏng vấn Pixar Remake Series Âu Mỹ Short Film Sự Kiện Tenet Thái Lan Thông tin khác Tiệc trăng máu Top list Trung Quốc Warner Bros Đài Loan

Bài Mới Nhất

Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

Ballerina spin-off của John Wick, một câu chuyện trả thù độc lập khác trong thế giới ngầm tội phạm độc đáo này

19/05/2025
Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

Mission Impossible 8: The Final Reckoning liệu có phải là phần kết của loạt thương hiệu mà Tom Cruise vô cùng tâm huyết?

19/05/2025
  • Quyền riêng tư & Chính sách

© 2020 KoiCine - Movies, All In!

No Result
View All Result
  • Tin tức
  • Đánh giá phim
  • Tiêu Điểm
  • Góc Nhìn

© 2020 KoiCine - Movies, All In!