Papa là bộ phim Hồng Kông hấp dẫn khi khai thác câu chuyện từ một vụ án đau lòng có thật vào những năm 1990. Tuy nhiên trọng tâm của phim không phải là tìm ra nguyên nhân hay lên án hành vi tàn nhẫn của thủ phạm, mà đúng như tiêu đề, bộ phim sẽ hướng đến người cha, người duy nhất sống sót trong một gia đình hoàn toàn tan vỡ khi cậu con trai ra tay sát hại mẹ và chị gái một cách tàn nhẫn.
Nội dung của Papa kể về Vĩnh Niên (Lưu Thanh Vân) một người đã mất vự và con gái chỉ sau một đêm khi người con trai cả là Hầu Minh (Tô Văn Đào) đột nhiên giết chết họ. Sau khi bị kết án, Hầu Minh bị đưa đến một trung tâm điều trị tâm thần. Còn người cha Vĩnh Niên thì tiếp tục cuộc sống một mình và tâm trí lạc giữa hiện thực và ảo tương, giữa quá khứ và hiện tại, cùng nỗi đau và sự cô đơn. Ông không biết phải đối mặt với sự thật và đứa con trai yêu quý của mình như thế nào?

Papa được chuyển thể từ vụ án hình sự có thật xảy ra trên phố Thuyên Loan (Hồng Kông) năm 2010 và đạo diễn Ông Tử Quang đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu kịch bản, trò chuyện cùng nhân vật người bố có thật trong vụ án. Có rất nhiều cách để kể câu chuyện này như động cơ giết người thân của nhân vật Hầu Minh. Khi đưa ra phán quyết, thẩm phán tuyên bố rằng bốn báo cáo từ bác sĩ tâm thần đều chỉ ra rằng hung thủ có dấu hiệu ảo giác thính giác, liên tục nghe ai đó nói phải tiêu diệt một bộ phận dân số và cứu thế giới.
Tuy nhiên đạo diễn Ông Tử Quang lại bị thu hút về những cảm xúc của người cha, người phải tìm cách tiếp tục sống và vượt qua bi kịch của mình. Cuộc sống Vĩnh Niên trước đó bình thường và hạnh phúc, với những nỗi lo lắng nhỏ về việc điều hành nhà hàng 24 giờ một ngày. Nhưng khi đứa con trai hiền lành giết chết vợ cùng con gái mình thì ông dường như đã mất hết tất cả. Dù vậy ông không muốn để nỗi buồn chế ngự mình, vẫn khăng khăng rằng thế giới tan vỡ của ông phải hoạt động bình thường như ngày hôm qua và vô số ngày trước đó.
Với cách kể chuyện phi tuyến tính của Papa cho phép các sự kiện nhảy giữa những mốc thời gian khác nhau và đôi khi người xem khó nhận ra đây là điều xảy ra trước hau sau vụ giết người. Nó thể hiện một cách mạnh mẽ trạng thái hỗn lọn của nhân vật Vĩnh Niên do Lưu Thanh Vân thể hiện. Và người xem đã thổn thức khi thấy những khoảnh khắc bình thường trong quá khứ và sự cô đơn của nhân vật ở hiện tại.
Vĩnh Niên quay trở về nhà, ông vẫn đi chợ, mua đồ gia dụng và nấu ăn như thường lệ, như thể gia đình mình vẫn bình thường. Và đôi khi vợ và cô con gái út lại xuất hiện bên cạnh ông. Có thể nói những khoảnh khắc ấm áp và đẹp đẽ này, cũng bầu không khí hoà thuận không có bất hoà của các thành viên trong gia đình bỗng trở nên vô cùng tàn nhẫn khi đối lập với những sự kiện đau lòng diễn ra.
Việc chìm đắm trong những ảo tưởng này cho thấy cách nhân vật Vĩnh Niên vẫn đang trong quá trình chấp nhận sự thật rằng người mình yêu đã rời xa… cùng chủ đề chính của bộ phim Papa khi người cha này đối mặt với nỗi đau và học cách chấp nhận nó.

Với vai diễn một nhân vật mang nhiều cảm xúc phức tạp trong Papa, Lưu Thanh Vân đã cho thấy một màu sắc khác so với những vai diễn trước đây của anh. Mặc dù ban đầu nam diễn viên do dự khi nhận vai Vĩnh Niên vì tính phức tạp và tranh cãi của nhân vật, nhưng sau khi đọc kịch bản Papa nhiều lần anh lại thấy mình bị cuốn hút vào nó, đồng ý tham gia dự án
Hầu hết thời gian người xem Papa có thể nhận thấy một gương mặt cố điềm tĩnh và ít thể hiện cảm xúc của Vĩnh Niên, nhưng khi anh chấp nhận bi kịch của bản thân thì những cảm xúc buồn bã, tức giận khiến người xem hoàn toàn đồng cảm với sự tan vỡ đó. Và hoàn toàn xứng đáng khi Lưu Thanh Vân đã nhận giải thưởng nam diễn viên xuất sắc tại Giải thưởng của Hội phê bình phim Hồng Kông lần thứ 31 và Giải thưởng điện ảnh Châu Á lần thứ 18.