Phiên bản chuyển thể của ‘Thủy Hử’ của Hollywood với đạo diễn Nhật Shinsuke Sato đã gây tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng Trung Quốc.
Mới đây Netflix vừa đăng trạng thái trên twitter thông báo về việc làm phim chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng Thủy Hử, tên tiếng Anh là Water Margin. Bản chuyển thể này sẽ được đạo diễn người Nhật, Shinsuke Sato đảm nhiệm, hợp tác với biên kịch của Deepwater Horizon, Matthew Sand. Trong phiên bản chuyển thể lần này Thủy hử sẽ được biến hóa với thế loại hành động phiêu lưu và có “một chút chỉnh sửa” mang hơi hướng tương lai.
Thủy Hử, được viết bởi Thi Nại Am là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất và mang tầm ảnh hưởng nhất Trung Quốc. Một trong tứ đại danh tác của văn học cổ Trung Hoa cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.
Thủy Hử lấy bổi cảnh thời nhà Tống từ năm (960-1279), kể về quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc. Những vị anh hùng đang bị chà đạp và áp bức bởi cái xấu, ung nhọt của bọn tham thần, đã cùng nhau hợp sức để chống lại những mối liên kết giữa các gian thần: Cao Cầu, Lương Trung Thư, Dương Tiễn… và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các trung thần của triều đình (Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh…).
Thủy Hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: “quan bức thì dân phản”, điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên tác phẩm dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân. Hiện giờ đã có nhiều bản phim truyền hình Trung Quốc được sản xuất dựa trên tác phẩm này, được khán giả Trung Quốc cũng như Việt Nam đón nhận như Thủy Hử năm 2011 hay Tân Thủy Hử năm 2019. Water Margin
Việc Netflix làm lại bản Thủy Hử đã làm dấy lên một một lo ngại trong cộng đồng mạng Weibo ở Trung Quốc. Đa phần ý kiến là phản đối và đã nổ ra những tranh cãi gay gắt khi sợ rằng tác phẩm kinh điển này được làm lại bởi một nhà sản xuất Mỹ, nhất là Netflix, mà còn được đạo diễn bởi người Nhật, thì liệu có làm mất đi tính nguyên trạng và tinh thần của tác phẩm vốn là một cuốn sách gối đầu giường của người Trung Hoa.
Họ sợ rằng đây sẽ lại là một thảm họa, một Mulan thứ hai. Tuy vậy, cũng có những ý kiến tán đồng với sự chuyển thể này và cho rằng đây là một việc đáng mừng khi văn hóa Trung Quốc được lan rộng hơn và được thế giới công nhận hơn, một trong những cách để văn hóa và lịch sự Trung Quốc được cả thế giới biết đến.
- Đạo diễn Quentin Tarantino viết tiểu thuyết Once Upon A Time In Hollywood
- Đoạn Trường Vinh Hoa – Tiếng ca vang những nhà làm phim trẻ
- ‘A Tale Of Two Sister’ bước đột phá của điện ảnh kinh dị Châu Á
- Mulan khởi đầu nhẹ nhàng tại phòng vé Trung Quốc